Raj De Datta là doanh nhân gốc Ấn Độ. Ông tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard (HBS), từng làm việc cho Cisco, Lazard và đồng sáng lập các công ty như BloomReach, Founder Collective, FirstMark Communications. Mới đây, trên mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn, ông đã chia sẻ quan điểm của mình về sự nghiệp của người trẻ.
Ở tuổi 20, bạn muốn đạt được điều gì trong công việc? Kiếm được nhiều tiền? Hay đầu quân cho một công ty lớn để có lý lịch hoành tráng? Tôi thì cho rằng quan trọng nhất là bạn hãy đi theo tiếng gọi của bản thân. Nhà khởi nghiệp nổi tiếng với xuất thân nghèo khó - Jim Rohn từng nói: "Thời gian là tài sản quý giá nhất của chúng ta. Nhưng chúng ta thường có xu hướng lãng phí nó, giết nó, hoặc tiêu xài thay vì đầu tư".
Đầu tư thời gian vào tuổi 20 một cách thông minh sẽ giúp bạn có cả phần đời còn lại được làm điều mình yêu thích, chứ không phải đi tìm kiếm nó. Vì vậy, câu hỏi bạn nên đặt ra cho bản thân mình là: "Làm thế nào tôi có thể học được nhiều nhất (về bản thân và những điều mình quan tâm) trong thời gian ngắn nhất, để biết được mình sẽ trở thành người thế nào khi lớn lên?".
Raj De Datta (phải) cùng nhà đồng sáng lập BloomReach - Ashutosh Garg (trái). Ảnh: BloomReach |
Hãy bắt đầu với việc không nên làm trước, đó là đầu quân cho một công ty công nghệ lớn. Quyết định này không hề dễ dàng chút nào. Google và các đại gia công nghệ thường tuyển dụng ngay khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Họ đưa ra các ưu đãi hấp dẫn, như lương cao, bữa ăn miễn phí hay thường xuyên được gặp Hillary Clinton và Bono. Rất nhiều bạn bè của bạn có thể cũng đang làm tại đó. Và đây cũng như bước đệm giúp bạn làm được nhiều việc khác.
Vấn đề là tốc độ học hỏi tại đây của bạn sẽ rất chậm. Nếu là một kỹ sư, bạn có thể sẽ làm trong một dự án lớn mà có khi chẳng đóng góp mấy cho kết quả kinh doanh của công ty. Bạn sẽ phải làm việc với những người có trình độ rất phân hóa, mà trong một công ty 50.000 người, điều này cũng rất dễ xảy ra. Còn nếu làm nhân viên kinh doanh, bạn sẽ rất khó biết được mình thành công là nhờ thương hiệu công ty hay do chính bản thân.
Liệu doanh nghiệp có thay đổi chút nào nhờ sự có mặt của bạn không. Câu trả lời gần như trong mọi trường hợp là không. Kết quả là, bạn có thể sẽ giàu có hơn một chút sau khi rời đi. Nhưng bạn thật sự không khám phá được mấy về bản thân mình, và có thể còn thụt lùi so với những người bạn làm trong các công ty mới thành lập hoặc đang phát triển.
Những doanh nghiệp dịch vụ như McKinsey hay Goldman Sachs có vẻ mở ra rất nhiều cơ hội. Bạn sẽ được hưởng lương cao, luân chuyển qua nhiều dự án, đi đến nhiều quốc gia và gặp gỡ nhiều lãnh đạo cấp cao ở công ty khách hàng. Nhưng điều này chỉ đúng phần nào thôi.
Phần lớn các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng tôi biết đều còn mơ hồ về việc họ muốn làm gì trong cuộc sống khi quyết định gia nhập các công ty này. Các dự án cũng chỉ làm bạn thêm rối rắm. Dù bạn có thể được rèn giũa kỹ năng suy nghĩ phản biện, nhưng hãy nhớ công việc cơ bản của một tư vấn viên hoặc nhân viên ngân hàng chỉ là dùng Excel để thống kê và PowerPoint để thuyết trình. Toàn bộ những gì bạn học được là lập chiến lược (vốn chỉ chiếm 5% cuộc sống) và bỏ qua nhiều kỹ năng cần thiết hơn (như thực thi chẳng hạn).
Tôi từng làm việc 2 năm tại một công ty dịch vụ lớn (ngân hàng Lazard) và 3 năm tại một hãng công nghệ lớn (Cisco) khi còn ở tuổi 20. Nhưng tôi đã học được nhiều hơn gấp 10 lần về bản thân mình và con đường mình muốn đi trong cuộc đời khi đồng sáng lập FirstMark Communications. Tôi đã làm việc tại đây từ năm 23 đến 26 tuổi. FirstMark cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại châu Âu cuối thập niên 90, huy động được 1 tỷ USD vốn, có hơn 600 nhân viên, làm việc với hơn 10 quốc gia. Đó là trải nghiệm thay đổi cả cuộc đời tôi.
Nó cho tôi biết tôi thực sự muốn trở thành một doanh nhân. Và quan trọng hơn, nó cho tôi sự tự tin. Dù công việc tại đây rất nhiều, áp lực, hay biến động, tôi vẫn rất yêu nó. Tôi đã nhận ra rằng cuộc đời mình sẽ gắn liền với việc khởi nghiệp.
Làm việc tại một công ty mới sẽ giúp tốc độ học hỏi của bạn tăng nhanh đáng kể. Đây là khoản đầu tư tốt nhất bạn có thể làm được ở độ tuổi 20. Nó sẽ giúp bạn nhận ra chính bản thân mình.
Nếu thất bại, bạn cũng đừng căng thẳng. Vì ở tuổi này, bạn không có nhiều vướng bận, như gia đình, hay con cái. Bạn có thể ở nhờ nhà bạn bè vài tháng cũng chẳng sao. Ngoài ra, tôi cam đoan nhân viên đáng tuyển dụng nhất trong ngành công nghệ là những người ở độ tuổi 20 với những kỹ năng chuyên môn lý tưởng. Vì thế, kể cả nếu khởi nghiệp thất bại, bạn vẫn có cả tá cơ hội ở phía trước và ít ra khi ấy, bạn cũng đã hiểu rõ bản thân mình.
Hà Thu
Mỗi sự lựa chọn sẽ có những mặt tốt và hạn chế riêng của nó.
Với quan điểm của mình tôi đưa ra 1 vài những mặt TỐT và HẠN CHẾ với từng sự lựa chọn:
1. LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY LỚN
TỐT:
- Thu nhập ổn định, có thể nói là có mặt bằng thu nhập cao hơn so với các công ty nhỏ khác.
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, công việc được sắp xếp theo quy trình rất rõ ràng.
- Được tham gia vào các dự án lớn (nếu có).
- Được tiếp xúc với những người rất giỏi, có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ và là động lực để chúng ta cố gắng hơn nữa.
- Thường xuyên được tham dự các khóa đào tạo của công ty.
- Được tới các nơi sang trọng, được tham gia các bữa tiệc, các sự kiện lớn được tổ chức của công ty.
- Niềm tự hào thương hiệu, tự hào khi tham gia 1 tổ chức lớn
.........
MỘT SỐ HẠN CHẾ
- Đa số chỉ làm chuyên biệt 1 công việc của mình. VD: Kế toán kho, kế toán bán hàng...mà không được làm kế toán tổng hợp hay chỉ là Nhân viên bán 1 mặt hàng trong vô số các mặt hàng của công ty.
- Áp lực công việc lớn, cv đòi hỏi phải có kế hoạch rõ ràng, có sự báo cáo đầy đủ. Sự cạnh tranh đào thải tương đối gay gắt so với các cty nhỏ.
- Nếu không thật sự có năng lực và tài lẻ bạn rất khó nổi trội và được quan tâm, chú ý.
- Rất khó để có cơ hội tiếp xúc với Ban lãnh đạo cấp cao
2. LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY NHỎ
TỐT:
- Được làm rất nhiều việc, có cơ hội va chạm và có cái nhìn bao quát hơn về tình hình của cty, sự hoạt động của công ty.
- Được thường xuyên làm việc trực tiếp với Ban lãnh đạo cty.
- Có cơ hội thể hiện mình.
- Môi trường làm việc thường là hòa đồng, thân thiện hơn so với các cty lớn.
............
HẠN CHẾ
- Chế độ đãi ngộ, thu nhập đa số ở mức độ thấp hơn so với các cty lớn.
- Công việc, Thu nhập có thể ko ổn định.
- Thường phải tự mò mẫm cách làm, không có quy trình cụ thể, rõ ràng mà phải tự mình xây dựng quy trình. Điều này sẽ thật sự vất vả đối với những sinh viên mới ra trường.
- Cty nhỏ, không có tên tuổi sẽ không làm đẹp CV của bạn nếu bạn xin việc ở những nơi khác.
.....
Có thể còn rất nhiều những mặt TỐT và HẠN CHẾ khác mà mình chưa thể kể ra.
Một vài suy nghĩ của mình. Hy vọng hữu ích cho các bạn sinh viên chuẩn bị lựa chọn con đường của mình.
Trả lời | Thích 327 | Vi phạm | Chia sẻ
đúng quá bạn ah
Trả lời | Thích 4 | Vi phạm | Chia sẻ
Đương nhiên lựa chọn nào cũng có mặt hạn chế. Theo tôi công ty nhỏ nhưng đang phát triển tốt là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên không phải bạn trẻ nào cũng biết đánh giá tiềm năng của công ty. Các bạn trẻ thường thích cái hào quang của công ty to. Một phần cũng vì các ví dụ trong sách vở và từ thầy cô. Chọn công ty lớn không phải không tốt, nhưng nếu có được người có kinh nghiệm tư vấn trong việc đánh giá tiềm năng của công ty đối tượng thì cơ may thăng tiến và tăng thu nhập nhanh chóng có thể hơn gấp nhiều lần.
Trả lời | Thích 14 | Vi phạm | Chia sẻ
Mới ra trường, được nhận vào các công ty lớn, lương 10 t/ tháng "Sướng". 5-10 năm sau lương 12t/tháng "Buồn". Ra trường làm các công ty nhỏ lương 3t/tháng "Sức mình có vậy", sau 1-2 năm công ty phá sản, thất nghiệp "Cực buồn". Lại đi xin việc, cty l làm ăn khó khăn, lãnh đạo giao cho phụ trách nhiều công việc một lúc, lương vẫn thế "Hơi bất mãn". NHƯNG lại học được rất nhiều ở mọi lĩnh vực phụ trách. 10 năm sau có thể tự đứng vững hoặc đủ độ chín muồi. Nếu có đi xin việc tiếp thì lương 30t trở lên mới làm, hỏi sao cao thế? Vì em đã học được rất nhiều thất bại ở các công ty cũ, cũng như cách giải quyết các khó khăn trong kinh doanh.
Trả lời | Thích 244 | Vi phạm | Chia sẻ
Chuẩn luôn
Trả lời | Thích 16 | Vi phạm | Chia sẻ
nếu tôi là bạn thì tôi sẽ không đi làm thuê mãi như thế. trau dồi kinh nghiệm đến 1 thời điểm chín mùi thì tự đứng ra làm riêng, tự bỏ vốn tự chịu hậu quả. như thế bạn mới thật sự thành công.
Trả lời | Thích 63 | Vi phạm | Chia sẻ
BẠN MUỐN LÀM 1 CON ỐC, 1 CÁI VÍT TRONG CẢ 1 DÂY CHUYỀN KHỔNG LỒ. HAY LÀ 1 CHIẾC XE NHỎ HOÀN CHỈNH. ĐIỀU ĐÓ TÙY THUỘC VÀO QUYẾT ĐỊNH CỦA BẠN.
Trả lời | Thích 148 | Vi phạm | Chia sẻ
Vấn đề là cái xe hoàn chỉnh đó nó có chạy được hay không? Hay chạy 3 bước là sút bánh ra rồi gây ra tai nạn? Ai cũng muốn được làm chủ, có doanh nghiệp riêng nhưng ai cũng làm chủ thì ai làm nhân viên? AI cũng ra lệnh thì ai thực thi? Bạn làm gì thì còn do nhiều lý do, yếu tố. Không phải ai muốn cũng đủ khả năng làm chủ, xã hội phân công công việc rõ ràng cho từng người, có chủ thì phải có người làm thuê. Tùy vào khả năng của mình mà tìm sự nghiệp cho mình thôi. Mơ cao quá ngã đau lắm đấy, mà lúc ngã có thể còn kéo cả gia đình, người thân của mình ngã theo
Trả lời | Thích 20 | Vi phạm | Chia sẻ
Bạn luôn chỉ có thể là 1 con ốc, cái vít trong cả 1 dây chuyển. Nếu bạn là 1 cái xe nhỏ hoàn chỉnh, thì nó cũng nằm trong 1 dây chuyền ...vận chuyển. Quan trọng là con ốc nó nằm ở vị trí nào? và cái xe nằm ở vị trí nào mà thôi
Trả lời | Thích 12 | Vi phạm | Chia sẻ
người tài có bỏ học đại học, không làm công ty lớn cũng thành công. người thường nên làm theo căn bản là học đại học làm công ty lớn. tuy nhiên để nhận ra mình bình thường là một chuyện không ai cũng làm được !
Trả lời | Thích 132 | Vi phạm | Chia sẻ
Tôi rất tâm đắc với ý kiến này của bạn hangminh
Trả lời | Thích 2 | Vi phạm | Chia sẻ